Xử lý thu tiền thuế nợ do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ

luat-nha-o-lawpro1

Xử lý thu tiền thuế nợ do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 220/NHN0.Hna-KHDN ngày 01/04/2020 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Nam về việc thanh toán vốn cho công trình cầu Sáu Nạn và cầu So Đũa do Công ty cổ phần XDCT giao thông 820 thi công. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: – Ngày 11/12/2019 Tổng cục Thuế đã có công văn số 5192/TCT-QLN gửi Cục Thuế Hà Nam, trong đó nêu rõ thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm theo Điều 12 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Đồng thời đề nghị Cục Thuế tỉnh Hà Nam căn cứ quy định của pháp luật và hồ sơ cụ thể để trả lời Ngân hàng. Thực hiện công văn số 5192/TCT-QLN nêu trên Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã có công văn số 4787/CT-QLN ngày 19/12/2019, công văn số 1241/CT-QLN ngày 7/4/2020 trả lời Chi nhánh. – Điều 4 Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng quy định: “Điều 4. Nợ xấu 1. Nợ xấu quy định tại Nghị quyết này bao gồm: a) Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15 tháng 8 năm 2017; b) Khoản nợ được hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực. Việc xác định khoản nợ là nợ xấu căn cứ vào Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi Phụ lục theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản khoản nợ là nợ xấu khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết này.” – Khoản 1, Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14 nêu trên quy định: “Điều 7. Quyền thu giữ tài sản bảo đảm 1. Bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm kèm theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc trong văn bản khác (sau đây gọi là hợp đồng bảo đảm) và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều này.” Căn cứ quy định trên, trường hợp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Nam xác định khoản tiền Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thanh toán cho Công ty cổ phần XDCT giao thông 820 là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Nam làm việc với Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần XDCT giao thông 820 để xử lý tài sản bảo đảm theo quy định. Tham khảo: dịch vụ thu hồi nợ theo hợp đồng của Luatsu24H.